Bs. Lê Lý Trọng Hưng
NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT VIDEO: https://www.facebook.com/100001147468224/posts/1929977317050498/?d=n
BÀN LUẬN:
- Ung thư tuyến giáp là ung thư hiếm gặp ở trẻ em.
- Có bốn loại bao gồm:
-
- Ung thư tuyến giáp dạng nhú (Papillary thyroid carcinoma) là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất ở trẻ em (85-95%), thường xảy ra ở thanh thiếu niên. Thường đa ổ cả hai bên tuyến giáp và thường cho di căn hạch cổ rất nhiều và đôi khi là phổi.
- Ung thư tuyến giáp dạng nang (Follicular thyroid carcinoma) thường cho di căn đến xương và phổi nhưng hiếm khi lan đến các hạch bạch huyết ở cổ.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy (Medullary thyroid cance) hình thành từ các tế bào C cạnh nang trong tuyến giáp. Nó thường liên quan đến một số thay đổi di truyền trong gen RET và hội chứng tân sinh nội tiết đa dạng loại 2 (MEN 2) . Nó thường xảy ra ở trẻ em từ 4 tuổi trở xuống và có thể đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể tại thời điểm chẩn đoán. Trẻ em mắc hội chứng MEN2 cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh u tủy thượng thận hoặc cường cận giáp .
- Ung thư tuyến giáp kém biệt hóa (Anaplastic thyroid cancer )hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
- Ngược lại với ung thư tuyến giáp dạng nhú ở người lớn, ung thư tuyến giáp dạng nhú ở trẻ em có xu hướng hung hãn hơn và thường biểu hiện đa ổ, di căn hạch bạch huyết (60-80%), xâm lấn nhiều hơn và di căn phổi 20% trường hợp.
- Tỷ lệ tái phát là 35–45% ở trẻ em so với 5–20% ở người lớn. Các yếu tố dự báo tái phát bao gồm tuổi trẻ (<16 tuổi), có di căn hạch cổ hoặc di căn xa khi chẩn đoán và một số đặc điểm mô học như biến thể nhú xơ lan tỏa (diffuse-sclerosing papillary variant).
- Mặc dù có đặc điểm lâm sàng hung hãn và tỉ lệ tái phát cao nhưng ung thư tuyến giáp dạng nhú ở trẻ em có tỷ lệ tử vong thấp, tỉ lệ sống sót là 100% sau 10 năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- https://www.cancer.gov/types/thyroid/patient/child-thyroid-treatment-pdq#_116
- Gayathri BN, Sagayaraj A, Prabhakara S, Suresh TN, Shuaib M, Mohiyuddin SM. Papillary thyroid carcinoma in a 5-year-old child-case report. Indian J Surg Oncol. 2014 Dec;5(4):321-4. doi: 10.1007/s13193-013-0282-3. Epub 2014 Mar 11. PMID: 25767350; PMCID: PMC4354834.