CASE 188: ĐA BƯỚU WARTHIN TUYẾN MANG TAI HAI BÊN

Bs. Lê Lý Trọng Hưng

Bs. Nguyễn Thị Thu Anh 

Bệnh nhân nam 50 tuổi, vô tình sờ thấy bướu vùng góc hàm hai bên 5 năm nay, bướu ngày càng to dần, không đỏ, không sốt, không đau.

TIỀN CĂN: hút thuốc lá 1 gói ngày, suốt 10 năm nay.

KHÁM LÂM SÀNG: bướu vùng tuyến mang tai hai bên, mật độ căng, di động, ấn không đau, kích thước khoảng 5x5cm.

 

SIÊU ÂM (Máy Samsung V8) : Tuyến mang tai hai bên,

  • Bên trái, thùy nông, ⅔ dưới có cấu trúc echo kém xen lẫn echo dày không đồng nhất, bên trong có hóa nang, bờ đa cung, tăng âm phía sau nhẹ, bờ đều, giới hạn rõ, kt# 40x30mm mạch máu phân bố rải rác khắp bướu. Siêu âm đàn hồi định lượng 25-35 kPa.
  • Bên phải thùy nông, ⅔ dưới có hai cấu trúc tượng tự nằm sát nhau tổng kt #50x40mm.

Kết luận: Tổn thương tuyến mang tai trái nghĩ bướu warthin

 

KẾT QUẢ CHỌC HÚT TẾ BÀO:

Kết luận :  bướu warthin.

 

XỬ TRÍ: phẫu thuật bóc tách trọn bướu.

NHẬN XÉT BỆNH PHẨM ĐẠI THỂ: Bướu cực dưới thùy nông tuyến mang tai hai bên, chắc, vỏ bao rõ, màu nâu xám, lẫn ít dịch nâu sệt.

KẾT QUẢ GIẢI PHẪU BỆNH:  Bướu gồm các bọc, khe có nhiều nhú, các nhú này được lót bởi thượng mô có hai lớp tế bào. Lớp ngoài gồm các tế bào trụ cao, lớp trong là các tế bào đa diện hoặc hình tháp. Bên dưới lớp nhú là mô lympho dày đặc, có các nang lympho.

Kết luận : BƯỚU WARTHIN

 

BÀN LUẬN: 

  • Bướu Warthin chiếm 2-15% trong tổng số u biểu mô nguyên phát của tuyến mang tai. 
  • Chúng có nguồn gốc từ hạch bạch huyết và có thể xuất hiện cả hai bên hoặc đa ổ trong 20% trường hợp. 
  • Thường gặp ở nam tuổi trung niên, hút thuốc lá.
  • Bướu Warthin có tiên lượng tốt và hầu như không tái phát.
  • Tỉ lệ chuyển dạng ác tính của bướu Warthin là cực kỳ hiếm và chiếm 0,3% các trường hợp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *